M

Con đường vào nhà thờ bỗng dưng biến thành chợ

(CGOL) Một con đường là lối vào chính nhà thờ Long Thạnh Mỹ quận 9 đã bị người dân hô biến thành chợ . Sự việc kéo dài suốt nhiều  năm qua nhưng chính quyền có phần  . . . “thiên vị”  ?
Nhà thờ Gx Long Thạnh Mỹ
Giáo xứ Long Thạnh Mỹ tọa lạc tại địa chỉ 67 Phan Đạt Đức, Ấp 1 – Phường Long Thạnh Mỹ Quận 9 TP.HCM, là giáo xứ thuộc quận ngoại thành TP.HCM, nhưng nơi đây không những sầm uất thua kém so với xứ cổ nơi trung tâm phố thị, bởi số giáo dân không hề nhỏ và niềm xác tín  vào Thiên Chúa không hề kém. Nhưng nơi đây, nhiều năm nay không  ngừng bức xúc, nhức nhối với lối vào nhà thờ bỗng dưng biến thành chợ.
Đoạn đường chính đi vào nhà thờ từ cổng chính đã bị người dân chiếm dụng bán hàng
Ghi nhận của Công Giáo Online,  tại đoạn đường biến thành khu chợ này với chiều dài  khoảng hơn 100m và có đến hàng chục  ki ốt với diện tích từ khoảng 3m2 đến trên 10 m. ngoài các ki ôt còn có hàng trăm ô dù, bàn ghế “ bày binh bố trận” như những máng nhện, làm người đi đường khó có thể lưu thông  ra khỏi đoạn đường này
Vào thời cao điểm, người dân muốn lưu thông qua đoạn đường này, thì ít nhất cũng phải mất một thời gian dài chen lấn mới qua được
Chúng tôi có mặt tại khu chợ này, từ sáng sớm đến chiều tối cảnh mua bán diễn ra hết sức tấp nập. Việc một khu chợ tự phát dựng lên tiềm ẩn rất nhiều rủi ro về cháy nổ, ô nhiễm môi trường bởi khu chợ được dựng lên bằng những ô dù hết sức đơn sơ, nhếch nhác và rác thải gần như bị xả ra các khu vực xung quanh.
Nguy hiểm hơn, chợ tự phát này nằm liền kề khu dân cư, mật độ nhà ở dày đặc, cảnh mua bán nhốn nháo khiến nguy cơ xảy ra cháy nổ là không hề nhỏ.
“Cảnh các tiểu thương căng các ô dù mua bán đủ thứ đồ mà không hề có khu xử lý chất thải, lại nằm trong khu dân cư, chúng tôi sống cũng rất lo lắng”.   (Một hộ dân sống gần khu chợ này lo lắng)
Hệ lụy nghiêm trọng hơn từ việc khu chợ tự phát này mọc lên gây trở  ngại lưu thông của nhiều hộ dân trằm trong khu vực muốn ra trục đường chính Nguyễn Văn Tăng để lưu thông liên quận
Trao đổi với Công Giáo Online về vấn đề này, nhiều người cho rằng: do ý thức kém của người dân, cộng thêm vì lợi nhuận, nên họ đã chiếm dụng hành lang để bán hàng .
Được biết, những tiểu thương nơi đây đều là người dân tại địa phương và những người dân đến từ các nơi về đây sinh sống, một phần vì lợi nhuận nên họ bất chấp.
Chính quyền có phần thiên vị cho sai phạm ?
Nhiều người cho rằng,  chính quyền có phần nhường nhịn nên người dân mới có cơ hội “đục nước béo cò” . tuy có những băng rôn khẩu hiệu về việc cấm lấn chiếm lề  đường từ chính quyền địa phương, nhưng trên thực tế, những băng rôn khẩu hiệu đã cũ kĩ từ lâu. Vấn đề chấn chỉnh lại lòng lề đường là việc không những của chính quyền mà là toàn dân. Đồng thời là tạo cảnh quan đô thị được thoáng mát và cũng là tạo điều kiện cho việc người dân đến tham dự thánh lễ nơi đây được an toàn. Thiết nghĩ , chính quyền địa phương nên có biện  pháp chế tài để những người lạm dụng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật
                                                          TP

Chuyện sau “cánh gà” đêm Đông

Cứ tháng 11 hằng năm, sân nhà thờ của các giáo xứ lại nhộn nhịp bởi các nhóm tập luyện văn nghệ cho buổi diễn nguyện trong đêm canh thức Giáng Sinh. Và đằng sau những vở hoạt cảnh đầy ý nghĩa là cả câu chuyện đầy ắp kỷ niệm của những ê-kíp “đạo diễn nghiệp dư”.

Rục rịch khởi động
Để tạo bầu khí thêm phần thánh thiêng, hầu hết các giáo xứ đều tổ chức đêm diễn nguyện canh thức mừng sinh nhật Chúa. Đây cũng là dịp để người tham dự ôn lại biến cố mầu nhiệm Chúa giáng sinh và những người bạn khác tôn giáo hiểu thêm về ngày đại lễ.
Cuộc thi tiếng hát thiên thần
Về “xóm đạo” Xóm Mới, những ngày này, khắp các ngã đường đã tràn ngập “màu” Noel. Tại giáo xứ Thái Bình (Quận Gò Vấp – TPHCM), khuôn viên quanh nhà thờ nhộn nhịp bởi tiếng cười nói của các bạn trẻ đang tập luyện cho đêm diễn nguyện. Khác mọi năm là “đạo diễn” do các anh chị Giáo lý viên đảm nhận, năm nay lần đầu tiên các các nữ tu dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp được giao nhiệm vụ này. Vừa mới đến giúp xứ được vài tháng, chưa kịp biết rõ các thành viên trong xứ đây chính là cơ hội để các chị hiểu hơn về những người cộng tác với mình. “Chúng tôi không thấy công việc này là một gánh nặng mà nghĩ đây là cơ hội để làm quen mọi người”, một nữ tu chia sẻ. Các chị đã lên một kịch bản thật sát với chủ đề của năm phụng vụ mới, rồi tìm các bài hát và điệu múa cho từng phân cảnh. Các Giáo lý viên cũng chủ động chia người phụ giúp tập múa cho thiếu nhi, làm đạo cụ và chọn diễn viên cho phù hợp.
Nếu ở giáo xứ Thái Bình các nữ tu vẫn còn rất mới mẻ với các đồng sự thì ở giáo xứ Tam Hà (Quận Thủ Đức – TPHCM), các chị dòng Đức Mẹ phù hộ (FMA) lại rất “nghề” vì có đội ngũ ê-kíp “chuyên nghiệp” (Huynh trưởng giáo lý) do đã làm việc với nhau nhiều năm nay. Từ việc lên kịch bản cho đến chia nhóm tập, các Huynh trưởng và nữ tu FMA đều cùng nhau gánh vác. Bắt đầu vào tuần thứ nhất mùa Vọng, sân nhà dòng như sôi động hơn với từng tốp “diễn viên” gấp rút tập động tác này, làm đạo cụ kia. Mỗi người một tay với ước mong “tất cả đều làm được việc gì đó tốt đẹp trong mùa Giáng Sinh”, nữ tu Đào Nguyễn Kim Duyên cho biết. Ngoài việc truyền tải thông điệp và ý nghĩa Chúa giáng thế trong đêm diễn, họ còn coi đây là khoảng thời gian gắn bó, yêu thương và hiểu nhau hơn.
Hậu trường tập luyện
Tại giáo xứ Tử Đình (Quận Gò Vấp – TPHCM), việc chuẩn bị cho đêm diễn đã thực hiện từ đầu tháng 11, Ban giáo lý và các nữ tu Dòng Đaminh Bà Rịa gần như đã sẵn sàng lên sân khấu. Lợi thế của Tử Đình là nhóm đã biết qua chuyên môn về múa và diễn xuất, do trong xứ có một thành viên đã từng học ở trường Cao đẳng Sân khấu Điện ảnh, và trước khi xuất cảnh, anh đã truyền lại tất cả “bí kíp”. Song song với công việc chuẩn bị cho đêm diễn nguyện, giáo xứ còn có cuộc thi “Tiếng hát Thiên thần” nhằm tuyển chọn những tiếng hát trong trẻo khai mạc cho đêm diễn nguyện.
Không kém phần chuyên nghiệp, các Giáo lý viên giáo xứ Tân Việt (Quận Tân Bình – TPHCM) cũng có một ưu thế riêng bởi trong đội ngũ thực hiện có nhiều thành viên được đào tạo chuyên môn về múa, diễn xuất và thiết kế sân khấu. Kịch bản mang chủ đề “Mầu nhiệm khó nghèo” có cốt truyện được xây dựng dựa theo Kinh Thánh, có một vài nội dung được phóng tác để làm nổi bật sự khó nghèo của vật chính. Ví như, khi ông Thánh Giuse đang rất bối rối đi tìm nơi trú ngụ và bị nhiều người giàu có từ chối thì lại có một em bé nghèo giúp ngài tìm một nơi ở, mặc dù chỉ là tạm bợ. “Kịch bản được xây dựng như thế để nói rằng, trong khi những người giàu có từ chối Chúa thì những người nghèo lại nhận ra và chào đón Ngài. Qua đó, hướng mọi người luôn tỉnh thức chào đón Chúa với mọi người xung quanh, nhất là với người nghèo và thấp bé trong xã hội,” chị Lê Phương Trang, một Giáo lý viên phụ trách tập diễn nguyện ở giáo xứ cho hay.
Các em thiếu nhi tập múa
Hầu như các giáo xứ khác có hẳn một “nhóm” đạo diễn thì giáo xứ Chợ Đũi (Quận 1 – TPHCM) chỉ có một đạo diễn chính. Lúc trước, việc tập hoạt cảnh do các nữ tu giúp xứ đảm trách nhưng khoảng hai năm trở lại đây, công việc này đã được giao hẳn cho chị Nguyễn Võ Thanh Xuân, một Giáo lý viên trong giáo xứ. Chị Xuân chia sẻ, chị là diễn viên “sáng giá” trong nhiều đêm diễn nguyện và vai diễn gắn liền với tên tuổi của Xuân là bà chủ nhà trọ “đỏng đảnh”. Có lẽ, do vậy nên khi đảm nhận vai trò mới, chị không gặp nhiều khó khăn. “Thú thật, ban đầu khi được cha sở giao cho nhiệm vụ này, tôi thấy rất lo ngại, không biết bản thân có đảm đương nổi không. Sau khi được cha động viên, tôi thấy tự tin hơn và bây giờ, tôi đang dần yêu mến công việc này hơn”, chị tâm sự.
Bên lề hậu trường
Những ngày cận Noel là lúc các em thiếu nhi phải vùi đầu vào sách vở để ôn luyện cho kỳ thi ở trường. Dù bận rộn nhưng tâm lý chung là mong ước được góp sức trong đêm diễn. Nữ tu Kim Duyên kể: “Vì phải tranh thủ học bài nên mỗi tối đến tập múa, tất cả đều mang theo sách vở. Hễ các anh chị vừa cho giải lao thì lại tranh thủ ôn bài, nhìn thương lắm”.
Miệt mài tập luyện cho đêm diễn nguyện
Ngoài những ý nghĩa được lồng ghép vào vở diễn, điều khiến cho khán giả thu hút nhất chính là các diễn viên nhí. Nhưng các diễn viên này rất “mưa nắng”, có thể thay đổi quyết định vào phút 89 làm cả hậu trường như náo loạn. Có lần khi vở diễn sắp được mở màn thì có một bé sợ không chịu lên sân khấu nữa. Chị Thanh Xuân nhớ lại: “Khi đó, cô bé khóc bù lu bù loa, cởi hết đồ diễn ra nhất định không diễn nữa, mặc cho mẹ của bé và tôi năn nỉ gãy lưỡi. Nhưng rồi, khi cô bé thấy các bạn vui vẻ, háo hức chuẩn bị trình diễn thì lại cười tươi nắm tay bạn mình chạy lên sân khấu”. Đúng là diễn viên nhí luôn là tâm điểm gây rắc rối cho những đạo diễn, ngay cả khi vở kịch chưa được vén màn, chỉ mới trong giai đoạn chuẩn bị tuyển chọn nhân vật. Một giáo lý viên của giáo xứ Tử Đình hồi tưởng lại một lần, khi cuộc thi “Tiếng hát Thiên Thần” đang diễn ra, một em nhỏ rất vui và háo hức chờ đợi tới lượt mình trình diễn. Nhưng khi em vừa bước lên sân khấu nhìn thấy rất đông khán giả ở phía dưới thì lại òa lên khóc khiến cho MC và ban giám khảo “đau đầu” không biết phải ứng phó thế nào. Nhưng dù vậy, thí sinh nhí cũng không chấp nhận bỏ thi giữa chừng mà cố gắng vừa thi vừa khóc, vừa hát vừa xúc động.
Dù sợ, dù run và có khi là khóc, nhưng nhìn chung, việc được chọn làm “diễn viên” luôn là niềm vui, vinh dự và còn là một kỷ niệm đẹp trong miền tuổi thơ. Chị Lê Phương Trang, phụ trách tập diễn nguyện ở giáo xứ Tân Việt kể lại, từ lúc bắt đầu đi chọn nhân vật, có một cậu bé ở ngành Nghĩa sĩ cứ chạy theo  làm đủ mọi hành động của Thánh Giuse như là ngồi suy tư, rồi chiêm bao thấy thiên thần: “Thấy cậu bé rất tếu nhưng lại có một khao khát được tham gia vào vở diễn nên chọn luôn. Không ngờ, liều mà lại chọn đúng người và tình cờ lắm khi sắp tới, diễn xong ngày 24 thì ngày 26 em đã lên máy bay để xuất ngoại. Tôi nghĩ, biết đâu, đây lại là dịp để lại trong lòng cậu bé một kỷ niệm khó phai tại giáo xứ và quê hương mình”.
 
Bên cạnh những khoảnh khắc vui tươi đáng nhớ do các diễn viên nhí mang lại thì bên trong hậu trường, là những nỗ lực và hy sinh không ngừng của các “đạo diễn bất đắc dĩ”. Anh Nguyễn Quốc Cường, người chịu trách nhiệm chính trong việc chuẩn bị diễn nguyện ở xứ Tử Đình cho biết, để dốc hết tâm sức cho buổi hoạt cảnh, rất nhiều bạn phải bỏ cả học tiếng Anh để đến tập múa cho các em thiếu nhi. Với các nữ tu cũng phải cân nhắc sắp xếp thời gian. Đôi khi, do chuẩn bị để 19giờ 30 các em đến tập, họ hy sinh giờ cơm cùng cộng đoàn và dùng bữa sau khi các giờ tập kết thúc, khoảng hơn mười giờ khuya.
Để có được một vở diễn nguyện ý nghĩa và hấp dẫn, phía sau “cánh gà” là những hy sinh, nỗ lực và cả những câu chuyện “đáng yêu” của những “diễn viên nghiệp dư”. Đó chính là câu chuyện và món quà ý nghĩa của đêm thánh linh thiêng, đêm Ngôi Hai xuống thế làm người. 

THỤC QUỲ
Nguồn: CGVDT

Đừng giết ông già Noel quá sớm

Trích sách Tập sống vượt lên nỗi sợ, Forgotten among the Lilies, Learning to Love Beyond Our Fears, Ronald Rolheiser
ong_gia_noel.jpg
Trong quyển sách bán chạy The Closing of the American Mind – Sự khép kín của đầu óc Mỹ, Allan Bloom mô tả một vị giáo sư đương thời, mang ảo tưởng giải phóng con người bằng cách phá bỏ các cấm kỵ:

Ông làm tôi nhớ lại thằng bạn hồi tôi bốn tuổi, nó trịnh trọng chạy đến nói với tôi là không có ông già Noel, nó muốn làm cho tôi thấy sự thật… Tôi chỉ thấy nó muốn khoe và tỏ ra hiểu biết hơn tôi… Hãy nghĩ đến tất cả những gì chúng ta học trên thế giới từ sự tin tưởng vào con người cũng như vào ông già Noel, và những gì chúng ta học về tâm hồn của những người tin vào đó. Ngược lại, sự cắt bỏ một cách có hệ thống tâm hồn khỏi tưởng tượng (óc tưởng tượng làm chúng ta tin vào những chuyện đó), thì không làm lợi cho sự hiểu biết của tâm hồn, nó chỉ làm trì trệ và phá hỏng sức mạnh của tâm hồn.
Phá vỡ các cấm kỵ, giết chết tính thơ ngây, dù nó ngây ngô như thế nào, thì đem được gì thêm cho tâm hồn?

Tôi lớn lên ở thời buổi người ta nhấn mạnh đến đức tính khiết tịnh. Có rất nhiều cấm kỵ lúc đó. Nhiều cái không được phép làm, những chuyện mà hồi đó cho là rất quan trọng như hẹn hò, kết bạn, hôn nhân, tình dục, có cả một thủ tục phải theo; cẩn thận, chờ đợi, cả một loạt các cấm kỵ và cách nào là đúng để làm chuyện này, chuyện kia.

Và đó là cái chúng tôi gọi là khiết tịnh. Đương nhiên không ai giữ được khiết tịnh, nhưng trên căn bản mọi người đều đồng ý với lý tưởng này.

Ngày nay điều này đã thay đổi. Nó không còn được cho là tích cực, là chìa khóa cho mọi kinh nghiệm, nó bị cho là hạn chế, kiềm nén, rụt rè và ngây thơ.

Họ vội vàng phá vỡ cấm kỵ, lao mình càng nhiều, càng sớm vào kinh nghiệm yêu đương.

Tôi tin chắc sẽ có ít người đồng ý chuyện này, và nếu tôi giải thích thêm thì sẽ có nhiều người không đồng ý; là một phần xáo trộn cảm xúc, cảm nhận phi lý và nỗi tuỵêt vọng sâu xa bóc trần tâm hồn của người phương Tây, xét cho cùng là do thiếu khiết tịnh. Tôi xin giải thích.

Khủng hoảng lớn nhất đập mạnh vào nền văn hóa chúng ta không phải về mặt kinh tế, mà về mặt tinh thần. Xáo trộn cảm xúc, bứt rứt sâu xa, tình dục bệnh hoạn, cảm nhận thiếu thốn, phi lý, sợ chết, đó là những ung nhọt sâu xa gặm nhắm xã hội phương Tây.

Lòng thiện của con người và tình yêu không điều kiện của Thiên Chúa, cuối cùng, sẽ thanh tẩy tất cả. Nếu tâm hồn chúng ta không suy yếu thì chắc chắn nó cũng sẽ chết trẻ, không còn ngây thơ, nhiệt huyết, đam mê.

Allan Bloom nói trong cuốn sách của ông, chúng ta có một tình yêu què quặt.

Khi cảm xúc chúng ta ngày càng xáo trộn và dao động thì tình yêu của tuổi thanh xuân và nhiệt huyết của một tình dục lành mạnh sẽ tắt ngủm.

Chúng ta không còn hăng say phóng mình vào cuộc sống, một hăng say nảy sinh từ thân phận không trọn vẹn của chúng ta, làm chúng ta nghĩ rằng chúng ta sẽ tìm lại được con người trọn vẹn của mình trong vòng tay người khác, trong việc duy trì nòi giống và trong việc chiêm ngưỡng Chúa.

Thay vào đó chúng ta mệt mỏi, sức mạnh tình dục cạn kiệt, què quặt. Chúng ta đã làm tất cả rồi! Đã thấy tất cả rồi! Cái chết hằn lên tâm hồn người phương Tây.

Điều này liên hệ đến việc có hay không có khiết tịnh như thế nào?

Cách đây một thế hệ, Albert Camus, nhà văn vô thần đã phê bình:  “Chỉ duy khiết tịnh mới liên hệ đến sự phát triển cá nhân. Có một thời gian bản năng giới tính là một chiến thắng – khi người ta rút nó ra khỏi các đòi hỏi của luân lý. Nhưng sau đó nó mau chóng thất bại – và chiến thắng duy nhất mà nó có được về phần nó: là khiết tịnh.” (P. Rieff, The Triump of the Therapeutic).

Những gì Albert Camus gợi ý là, cảm giác thất vọng về mặt cảm xúc, cái đang dìm sâu nền văn hóa chúng ta, đó là kết quả của sự thiếu vắng khiết tịnh. Tuy nhiên, để hiểu điều này, chúng ta cần hiểu rõ khiết tịnh là gì.

Thường thường, người ta định nghĩa khiết tịnh là cái gì đó liên hệ đến bản năng giới tính: một thơ ngây, trong sáng, một kỷ luật nào đó, hoặc độc thân không tình dục. Định nghĩa như thế thì quá hẹp hòi.

Khiết tịnh, trước hết, không nằm trong khái niệm tình dục. Nó bao gồm các giới hạn, dưới mọi hình thức kinh nghiệm, kể cả kinh nghiệm tình dục.

Giữ khiết tịnh, là tôn trọng kinh nghiệm của mọi sự và chỉ hưởng khi đã sẵn sàng. Chúng

ta thiếu khiết tịnh khi chúng ta trải nghiệm quá sớm hay thiếu tôn trọng. Bởi vì lúc đó kinh nghiệm này ức hiếp đến sự trưởng thành của người khác và của chính mình.

Đó là thiếu khiết tịnh trong kinh nghiệm sống, không tôn trọng và phiêu lưu quá sớm làm trì trệ tâm hồn.

Kinh nghiệm có thể tốt và cũng có thể xấu. Nó có thể hàn gắn tinh thần cũng như làm tan rã tinh thần. Nó có thể tạo ra niềm vui cũng như dao động. Các cuộc du lịch, các học hỏi, đời sống tình dục, các thử thch mới, phá bỏ các cấm kỵ, tất cả đều có thể tốt, với điều kiện chúng được tôn trọng và được làm đúng lúc.

Ngược lại chúng làm xâu xé tâm hồn (dù chính nó không có gì là sai) khi chúng không được nếm hưởng một cách khiết tịnh, có nghĩa là không tôn trọng nhịp trưởng thành của người khác và của chính mình.

Chúng ta phải cẩn thận với các cấm kỵ, dù nó như thế nào. Làm một liên kết giữa học hỏi và hội nhập, giữa khoa học luận với đạo đức học, giữa kinh nghiệm và khiết tịnh. Rất nguy hiểm nếu cho ông già Noel chết quá sớm.

Nguyễn Kim An dịch
Nguồn: http://conggiao.info

Sự kêu gọi của Chúa trên Huấn luyện viên Park Hang-Seo đến sự thành công tại Việt Nam.

Chắc hẳn chúng ta đang ở trong những ngày vui mừng cùng với đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam, sau hàng loạt những chiến thắng, lại chưa để lọt lưới bàn nào; đồng thời tính đến thời điểm này (26/08) dưới sự dẫn dắt của HLV Park Hang-Seo, đội bóng đi vào lịch sử – lần đầu tiên góp mặt tại tứ kết Asiad và chúng ta tin rằng đội tuyển còn có thể tiến xa hơn nữa. Nhưng ít ai biết về câu chuyện của HLV Park Hang-Seo đến Việt Nam và về đức tin nơi Chúa của ông. Dưới đây là những dòng chia sẻ của vị HLV đáng kính này .
Sự kêu gọi của Chúa trên Huấn luyện viên Park Hang Seo đến sự thành công tại Việt Nam
Sự kêu gọi của Chúa trên Huấn luyện viên Park Hang Seo đến sự thành công tại Việt Nam

Trang THE KUKMIN DAILY (Hàn Quốc) đã từng nói về HLV Park Hang-Seo là một con người của sự cầu nguyện, là lãnh đạo sinh nhiều trái độc đáo nhất ở Việt Nam. Họ gọi ông là một con người của Chúa đã lấp đầy những khoảng trống bởi lời cầu nguyện. [1]
 
HLV Park Hang-Seo xem Việt Nam như là quê hương của mình.

Hành trình HLV Park Hang-Seo đến Việt Nam là một hành trình khá dài, có lẽ chúng ta nên lấy dấu mốc từ một sự thất bại. World Cup 2002, HLV Park là trợ lý của HLV Hiddink cùng tuyển Hàn Quốc thi đấu ấn tượng, đứng thứ 4 tại giải đấu danh giá này. Tại đây ông chia sẻ, ông học được rất nhiều từ HLV Hiddink. Ngay sau khi Hiddink ra đi, ông trở thành HLV trưởng của đội tuyển U23 Hàn Quốc và với cương vị mới, ông cùng đội tham dự Asiad 2002 tại chính Hàn Quốc. Dù có trong tay đội hình nhiều trụ cột từng làm lên kỳ tích trước đó, nhưng ông đã thất bại ở bán kết và ít ngày sau đó ông bị sa thải. [2]
Trải qua một quang thời gian cũng không nổi bật, ông tham gia huấn luyện tại các CLB:
2003–2004: Trợ lý huấn luyện viên tại Pohang Steelers.
2005–2007: Huấn luyện viên trưởng tại Gyeongnam FC.
2008–2010: Huấn luyện viên trưởng tại Jennam Dragons
2012–2015: Huấn luyện viên trưởng tại Sangju Sangmu.
2017: Huấn luyện viên trưởng tại Changwon FC.
Thành tích của HLV Park Hang-Seo ngày càng giật lùi tại Hàn Quốc[3] và không cần hỏi chúng ta cũng cảm nhận được nỗi buồn của ông. Nhưng ông và người vợ Choi Sang-ah của mình vẫn luôn sống một đời sống cầu nguyện cùng với nhau. Câu Kinh Thánh mà họ yêu thích nhất là: “Hãy cầu nguyện không thôi”(I Tê-sa-lô-ni-ca 5:17)[4]. Rồi cứ thế hai vợ chồng làm hết sức có thể để chắt chiu từng giờ chỉ để cầu nguyện cùng nhau. Ông bà cầu xin Chúa ban cho sự bình an, hạnh phúc. Và với sự tự tin, họ không để ý đế những gì mà người khác nghĩ về họ. Bởi vậy mà sau này ông có thể khuyên các cầu thủ U23 của chúng ta khi không dành chiến thắng tại trận chung kết AFC U-23 : “Hãy ngẩng đầu lên, tại sao phải cúi đầu”. [5]
Phóng viên Yeong Dae Yoo, phỏng vấn qua điện thoại với HLV Park Hang-seo, và cho biết quyết định đi đến Việt Nam chính là kết quả của lời cầu nguyện của hai vợ chồng. Sau khi thành công với Việt Nam, ông Park nhớ lại và chia sẻ với phóng viên này: “Tôi ngày càng già đi, và không ai muốn thuê tôi nữa. Chính lúc đó, Việt Nam đã cho tôi cơ hội. Tôi thực sự biết ơn và đã làm việc chăm chỉ để huấn luyện các cầu thủ Việt Nam… Trong quãng đời 40 năm với bóng đá của tôi, thời gian hiện tại là khoảng thời gian tuyệt vời nhất và tôi cảm thấy mình đáng giá, và cuộc chơi lại tiếp tục. Cũng như với Hàn Quốc, để có thể quay trở lại vị thế, chúng ta cần chú trọng đến trẻ em và các cầu thủ trẻ; hãy phát triển cho thế hệ trẻ. Tôi ước ao rằng nhiều tổ chức, và Hội Thánh sẽ cổ động cho các cầu thủ trẻ”[6]
Mục sư Lee Young-mu (nguyên quản lý Goyang Hi FC), người đã dành nhiều thời gian với ông Park như một đồng đội bóng đá nói rằng: “Là một cầu thủ, đức tin của ông Park rất chân thành. Là một Huấn luyện viên, ông rất mạnh mẽ, thi đua. Khi trải qua những thời khắc khó khăn, Park hoàn toàn phụ thuộc vào Chúa. Ông thực sự là người của Đức Chúa Trời”[7]
Tại Việt Nam, ông Park thường xuyên nhóm lại tại Hội Thánh. Ông dậy sớm vào buổi sáng và mỗi khi cầu nguyện, ông cầu xin Chúa để không bị mất đi mục đích sống cũng như tấm lòng của mình. Và hiện nay ông đang hướng sự tập trung của mình vào cách chia sẻ những gì ông nhận được từ nơi Chúa. “Ước muốn của tôi là có thể làm được nhiều điều tốt lành với trái bóng trên một tay và thập tự giá trên tay còn lại. Ông Park nói mạnh mẽ đầy năng lực. [8]
Bạn đã từng thấy ông Park chia sẻ rằng mỗi ngày ông cầu nguyện để đội bóng tốt hơn.[9] Bạn có suy nghĩ nào khi đọc những dòng tâm tình này của HLV trưởng đội tuyển bóng đá Việt Nam? Bạn đã từng gặp thất bại nào? Hãy thử quan sát cuộc đời ông Park bạn sẽ thấy thất bại, nối tiếp thất bại tại Hàn Quốc chỉ càng làm rõ nét thêm tiếng gọi của Chúa dành cho cuộc đời ông đó là đến Việt Nam. Thất bại không làm ông lung lay đức tin nơi Chúa, mà càng làm ông cầu nguyện nhiều hơn, và ông đã thành công tại Việt Nam. Việt Nam được cả Châu Á biết đến!
Huấn luyện viên Park đang cầu nguyện cho đội tuyển khi còn ở Hàn Quốc

Người ta thường đặt cho ông Park một cái tên: “Ngài ngủ gật” (Sleeping One), và khi được hỏi ông cho biết đó chỉ là một trò đùa của báo chí xứ kim chi và xung quanh đó có khá nhiều chi tiết không tiện kể ở buổi họp báo. [10] Còn những Cơ đốc nhân chúng ta thì hiểu rất rõ nguyên nhân vì sao. Đó là CẦU NGUYỆN. Và chúng ta đã từng thấy ông cầu nguyện cảm tạ sau khi đội tuyển ghi bàn; đặt tay lên các cầu thủ cầu nguyện và bày tỏ tình yêu thương đến họ.  Ước mong rằng bạn sẽ học được bài học nào đó khi quan sát về hành trình của người HLV đáng kính này đến Việt Nam.
Nguyện đời sống tin kính Chúa của con dân Chúa khắp nơi được tăng trưởng và được cổ vũ mạnh mẽ, Amen!

Bài viết Chấp sự Nguyễn Trọng Bình

———————————————-

[1] [미션&피플] 특유의 지도력 발휘 ‘베트남 축구 영웅’ 된 박항서 감독”,  http://news.kmib.co.kr/article/view.asp?arcid=0923895973
[2] “Ký ức World Cup: HLV Park Hang-seo và tai tiếng của Hàn Quốc”, http://plo.vn/the-thao/quoc-te/ky-uc-world-cup-hlv-park-hangseo-va-tai-tieng-cua-han-quoc-774596.html
[3] Xem thêm:
– Dân Trí, “HLV Park Hang Seo: Thành tích giật lùi ở Hàn Quốc”, https://dantri.com.vn/the-thao/hlv-park-hang-seo-thanh-tich-giat-lui-o-han-quoc-20171001084043399.htm
[4] [미션&피플] 특유의 지도력 발휘 ‘베트남 축구 영웅’ 된 박항서 감독”,  http://news.kmib.co.kr/article/view.asp?arcid=0923895973
[5] [미션&피플] 특유의 지도력 발휘 ‘베트남 축구 영웅’ 된 박항서 감독”,  ibid
[6] ibid
[7] ibid
[8] ibid
[9] “Chấp sự Park Hang Seo đang dạy các Cơ Đốc nhân ở Việt Nam bài học về sự Cầu Nguyện”, https://www.hoithanhhanoi.com/blog/van-hoa/chap-su-park-hang-seo-dang-day-cac-co-doc-nhan-o-viet-nam-bai-hoc-ve-su-cau-nguyen
[10] “Tôi sẽ cố gắng đưa đội tuyển Việt Nam vào top 100 thế giới”, https://thethao.thanhnien.vn/bong-da-viet-nam/toi-se-co-gang-dua-doi-tuyen-viet-nam-vao-top-100-the-gioi-78808.html

https://www.hoithanhhanoi.com/blog/van-hoa/su-keu-goi-cua-chua-tren-huan-luyen-vien-park-hang-seo-den-su-thanh-cong-tai-viet-nam
Nguồn: Baoconggiao

“Em bé này tự do”

Tại buổi tiếp kiến chung của Ðức Giáo Hoàng Phanxicô ngày 29.11.2018, hình ảnh Wenzel Wirth, một cậu bé 6 tuổi đã được truyền đi khắp thế giới.

Hôm ấy, Wenzel đi thẳng lên lễ đài của sảnh Phaolô VI, tươi cười bước ngang Đức Phanxicô và Đức Tổng Giám mục Georg Gänswein - Chủ tịch Phủ Giáo Hoàng. Em chẳng hề tỏ vẻ e sợ khi đến gần vị chủ chăn của Giáo hội hoàn vũ, cũng chẳng ngại ngùng khi bên dưới, hàng ngàn người đang nhìn mình. Cậu bé đến gần một lính gác Thụy Sĩ, săm soi, lắc lắc tay ra vẻ thắc mắc vì sự nghiêm cẩn của “người lớn” này. Đức Phanxicô chẳng những không phật ý mà còn trao đổi rất vui vẻ với Đức cha Gänswein về bé. Mẹ của Wenzel lên lễ đài, đưa bé đến chào Đức Thánh Cha, giải thích rằng con chị bị tự kỷ và không nói được. Ngài ân cần xoa đầu Wenzel, bảo mẹ của bé cứ để con thoải mái chơi, không cần bắt đi xuống.

Sau đó, Đức Phanxicô nhẹ nhàng nói với khán phòng: “Anh bạn nhỏ không nói được, nhưng bé biết cách truyền đạt và thể hiện. Điều đó khiến tôi suy nghĩ em bé này tự do. Tự do một cách… thiếu kỷ luật, nhưng tự do (cười). Tôi tự ngẫm, liệu mình có tự do như thế trước mặt Thiên Chúa? Khi Đức Giêsu dạy rằng chúng ta phải trở nên như trẻ nhỏ, nghĩa là chúng ta cần có sự tự do của một đứa trẻ trước mặt cha. Em bé này đã giảng giải cho tất cả chúng ta, và hãy cầu mong hồng ân để bé có thể nói được”.

Không phán xét, không khó chịu vì một hành động dễ bị cho là “mất trật tự”, mà thay vào đó, Đức Thánh Cha đã nhìn thấy sự tự do đích thực ở Wenzel. Trật tự, khuôn phép hay kỷ luật…, suy cho cùng cũng chỉ là những nhãn quan đầy giới hạn. Người ngoài nhìn thấy Wenzel kỳ lạ là do hành động của bé nằm ngoài góc nhìn bị gò bó bởi quá nhiều thứ quy chuẩn xã hội của họ. Mở lòng hơn, quảng đại hơn, như Đức Phanxicô, thì vẻ “kỳ lạ” trở thành sự hồn nhiên của trẻ thơ và là tự do. Tự do trong tâm tưởng và tự do trước Thiên Chúa.

Lan Chi
Nguồn: CGVDT

TRUYỀN GIÁO PHẢI HỘI NHẬP NHƯNG KHÔNG ĐƯỢC BIẾN TÍNH.


Truyền giáo cần phải hội nhập, tức là phải biến đổi về "dụng" (ứng dụng, hiện tượng) để thích nghi với hoàn cảnh; nhưng truyền giáo không được biến tính, tức là không được biến đổi về "thể" (căn tính, bản chất). Điều đó cũng giống như muối, men phải hội nhập vào bột; nhưng muối, men không được biến tính trở thành cái khác.
Đối với đối tượng truyền giáo là người Phương Đông (bao gồm 4 nước: Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật bản) thì việc hội nhập có những đặc điểm sau:
HỘI NHẬP VỚI NHỮNG KHÁI NIỆM CỦA NGƯỜI PHƯƠNG ĐÔNG.
- Không nên dùng từ "tình yêu" theo kiểu Phương Tây. Nên dùng từ "tình thương" (như "Thiên Chúa là Tình thương"). Đối với người Phương Đông thì "tình thương" gợi lên sự cao quý và hy sinh; còn "tình yêu" chỉ gợi lên sự chiếm hữu và ích kỷ.
- Không nên dùng hình ảnh "chồng-vợ" theo kiểu Phương Tây để nói lên tương quan giữa Thiên Chúa và con người. Nên dùng hình ảnh "cha-con", hoặc tốt nhất là "mẹ-con". Đối với người Phương Đông thì hình ảnh "chồng-vợ" rất kỳ cục và bất xứng; còn hình ảnh "mẹ-con" rất thân thiết, tràn đầy tình thương và sự hy sinh.
- Không nên dùng từ "phạt", "trừng phạt" theo kiểu Phương Tây. Nên dùng từ "sửa dạy", vì người mẹ thương con thì chỉ "sửa dạy" chứ không bao giờ "trừng phạt" con.
- Không nên dùng từ "thanh lọc", "thử thách" theo kiểu Phương Tây. Nên dùng từ "rèn luyện", vì người mẹ có những lúc tạo ra những trở ngại cho con là để "rèn luyện" cho con nên người chứ không phải nhằm "thanh lọc" hay "thử thách" con.
Hình từ internet

HỘI NHẬP VỚI NHỮNG CÁ TÍNH CỦA NGƯỜI PHƯƠNG ĐÔNG.
- Người Phương Đông có tính mềm mại, kín đáo; vì vậy muốn thuyết phục người Phương Đông thì phải từ từ, nhẹ nhàng, đừng nóng vội, cũng đừng đao to búa lớn (phải thuyết phục bằng tình cảm nhiều hơn lý trí).
- Người Phương Đông có tính hoài cổ; vì vậy phải tôn trọng những di sản, những kỷ vật của họ. Nhiều cha khi nhận nhiệm sở mới cứ vô tư đập phá những kỷ vật của người ta (kể cả của giáo dân) gây rất nhiều bức xúc.
- Người Phương Đông có tính coi trọng lễ nghi và phong tục; vì vậy nếu không trái với giáo lý thì nên chấp nhận các lễ nghi và phong tục của họ.
HỘI NHẬP VỚI NHỮNG TÔN GIÁO NƠI NGƯỜI PHƯƠNG ĐÔNG.
- Nhìn chung các tôn giáo (trừ đạo satan) đều hướng đến Thiên Chúa nhưng sự hiểu biết về Thiên Chúa ở các cấp độ khác nhau. Thiên Chúa cũng mở rộng cửa thiên đàng cho mọi người thuộc bất kỳ tôn giáo nào miễn sao họ sống tốt đẹp theo lương tâm ngay lành. Người Công giáo phải tôn trọng các tôn giáo khác, không được nói xấu họ. Thời gian qua có nhiều vị sư quốc doanh làm những điều không đúng, thì bên Công giáo cũng có không ít linh mục làm điều sai trái, chúng ta không được nói xấu nhau, phải coi đó là lỗi cá biệt chứ không phải lỗi hệ thống do bản chất của tôn giáo.
- Hội nhập với các tôn giáo khác tức là cùng thừa nhận và hỗ trợ nhau thực hiện các chân lý đạo đức chung như thương người, từ bi, trung thực, hiếu thảo v.v... Tuy nhiên, người Công giáo không được biến tính, tức là không được thừa nhận các điều trái với giáo lý như đầu thai, kiếp trước v.v... (trên facebook, có thể chia sẻ bài của tôn giáo khác nói về các chân lý đạo đức chung như từ bi, hiếu thảo... nhưng không được chia sẻ bài trái giáo lý).
HỘI NHẬP VỚI NỀN TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG.
- Triết học Phương Đông dựa trên 2 nền tảng là lý thuyết âm dương và kinh Dịch. Triết học Phương Đông trùng khớp hoàn toàn với giáo lý Công giáo, không hề có bất kỳ một điểm dị biệt nào. Thậm chí trong kinh Dịch còn diễn tả lại toàn bộ công trình của Chúa (từ lúc tạo dựng nên trời đất cho đến tận thế) và kể lại khá đầy đủ các sự kiện trong Tân ước (Chúa giáng sinh, ba vua đến kính viếng, Giuđa bán Chúa, thánh Phêrô chối Chúa ba lần, Chúa bị bắt trong vườn cây dầu, bị đóng đinh, sống lại v.v...).
- Thiên Chúa sắp xếp mọi sự để cho mọi người có thể nhận biết Chúa, để cho nước Chúa được hiển trị ngay trong thế gian này. Phải chăng Chúa đã sắp xếp cho người Phương Đông có được một nền triết học quá ưu việt để chuẩn bị cho họ tiếp nhận Tin mừng. Nếu chỉ cho người Phương Đông thấy được sự liên hệ giữa triết học Phương Đông và Công giáo thì chắc chắn hầu hết người Phương Đông sẽ tin vào Chúa trong một thời gian không xa.
Facebook Dung Nguyen

Ông Park Hang-seo luôn cầu nguyện với Chúa

HLV Park Hang-seo là người rất yêu mến Chúa, đối với Ông cầu nguyện là cách thức để nói chuyện với Chúa. Cầu nguyện cũng trở thành thói quen hằng ngày của HLV Park Hang-seo. Khi Ông mới qua Việt Nam còn bở ngỡ thì nhờ Cộng Đoàn Việt Nam cầu nguyện cho Ông.
Ông Park Hang seo luôn cầu nguyện với Chúa về U23 Việt Nam
Ông Park Hang seo luôn cầu nguyện với Chúa về U23 Việt Nam

HLV PARK HANG SEO là một Cơ Đốc Nhân yêu mến Chúa.
 
Ông Park Hang-seo luôn cầu nguyện với Chúa về U23 Việt Nam
Ông là một tín hữu TIN LÀNH đầy lòng yêu thương, đầy đức tin nơi Chúa Jesus và rất dũng cảm. Ông thường xuyên đến thờ phượng Chúa tại Hội Thánh thuộc tòa nhà CT1 Hà Nội.

Quá tuyệt vời, khi người ta tin vào quyền năng của Chúa và ông HLV ParK Hang Seo đã tin vào Chúa.

Ông đã cầu nguyện cho đội bóng Việt Nam. Chỉ cần có một Đức Tin lớn thì không điều gì bạn không làm được.

HLV PARK HANG SEO đang đặt tay cầu nguyện cho TM BÙI TIẾN DŨNG trước khi đá 11m với Y-rắc.
Ông Park Hang-seo luôn cầu nguyện với Chúa về U23 Việt Nam - Ảnh minh hoạ 2
Ông thường xuyên đến thờ phượng Chúa tại Hội Thánh thuộc tòa nhà CT1 Hà Nội.
Ông Park Hang-seo luôn cầu nguyện với Chúa về U23 Việt Nam - Ảnh minh hoạ 3
Nguyễn Đức Tâm ( tổng hợp )
Nguồn: baoconggiao

Tình hình nạn đói hiện nay

Theo ước tính của các cơ quan Liên Hợp Quốc, hiện nay trên thế giới có khoảng 800 triệu người bị đói hoặc thiếu dinh dưỡng. Trong khi hai phần ba của tổng số đó thuộc về châu Á (với tỷ lệ cứ 9 người thì có 1 người bị đói), thì thật ra, tiểu vùng Sahara châu Phi là vùng có tỷ lệ người dân bị đói cao nhất (cứ 4 người thì có 1 người bị đói). Nguyên nhân gây ra cái chết của 45% trẻ em dưới 5 tuổi là do suy dinh dưỡng.
bambino_affamato_uganda-580x336Theo FAO, có đến 37 quốc gia trên thế giới đang rất cần viện trợ lương thực. Trong số này, 28 quốc gia thuộc tiểu vùng Sahara châu Phi.
Thảm kịch đang hoành hành
Báo La Croix (08/3/2017) dành sự chú ý đặc biệt đến các trường hợp khẩn cấp đó. Có bốn quốc gia được nghiên cứu: Nam Sudan, phía đông bắc Nigeria, Somalia và Yemen.
Ngày 20 tháng 2, Liên Hợp Quốc đã tuyên bố nạn đói ở Nam Sudan. Ước tính có khoảng 100.000 người có thể sẽ bị chết đói. Con số này có thể sẽ lên đến một triệu trong vài tháng tiếp theo nếu không được viện trợ. Thực tế, như một cơ quan của Liên Hợp Quốc cho biết, “khi tình trạng đói kém được chính thức tuyên bố, thì có nghĩa là người ta đã bắt đầu chết đói.”
Nhưng không chỉ các thảm họa thiên nhiên – như nạn hạn hán tái phát – đã gây ra những thảm cảnh nhân đạo khẩn cấp. Chính những cuộc xung đột chính trị và quân sự mới thường là nguyên nhân gây ra những thảm cảnh đau khổ lớn lao. Ví dụ tại Nam Sudan. Tổng thống Salva Kiir thuộc sắc tộc Dinka, đang khi vị phó của ông thuộc sắc tộc Nuer. Họ tiến hành một cuộc chiến không khoan nhượng, tranh dành quyền lực và việc khai thác các nguồn tài nguyên dầu mỏ. Tình cảnh đó khiến cho gần 5 triệu người dân Nam Sudan (chiếm 42% dân số) bị đói.
Ở Somalia, mối đe dọa xảy ra nạn đói treo lơ lửng trên đầu hơn 6 triệu người, chủ yếu nằm ở các khu vực nông thôn. Nhưng ngay cả ở đây nữa, có một cuộc chiến tranh du kích do các “chebabs” (nghĩa đen là “thanh niên”), những người Hồi giáo theo hướng cực đoan, gây ra. Họ tấn công khủng bố vào cả trung tâm của thủ đô Mogadishu mà họ cho là phò Ả Rập và thân phương Tây.
Tại Nigeria, đặc biệt là trong vùng đông bắc, khoảng 5 triệu dân bị thiếu lương thực. Quân đội thường xuyên không thể đánh bại các băng đảng Hồi giáo của Boko Haram. Nếu các lực lượng an ninh có kiểm soát các thành phố, thì họ cũng không thể làm gì ở nông thôn và các khu rừng, nơi trú ẩn an toàn cho những kẻ khủng bố.
Một quốc gia không phải châu Phi nhưng cũng gây quan ngại lớn về lương thực là Yemen, nơi có đến hơn 7 triệu người đói khổ. Ở đây cũng có một cuộc xung đột đẫm máu đang diễn ra giữa những người ủng hộ tổng thống bị lật đổ và những người ủng hộ người tiền nhiệm của ông ta. Tình hình càng thêm phức tạp bởi sự can thiệp quân sự của Ả-rập Xê-út ủng hộ tổng thống bị lật đổ và Iran ủng hộ cựu tổng thống. Một báo cáo của Liên Hợp Quốc (hôm 23/2) tường trình rằng “cả hai bên của cuộc xung đột đều gây cản trở sự phân phối viện trợ nhân đạo dưới mọi hình thức”.
Ở những nước ấy, ngoài nạn đói và nội chiến, đáng chú ý là sự vắng mặt của Nhà Nước, và nền kinh tế (bao gồm cả các hoạt động nông nghiệp và thương mại) hầu như không tồn tại. Hơn nữa, các hoạt động viện trợ nhân đạo luôn phải đối mặt với muôn vàn những thứ rào cản.
Theo UNICEF, trong bốn quốc gia được nghiên cứu, có khoảng 1,5 triệu trẻ em chết vì đói.
Các nỗ lực viện trợ nhân đạo
Phải làm gì để giúp đỡ những người dân ấy? Antonio Guterres, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, đã nêu câu hỏi đó từ Somalia, nơi ông đến thăm một trại tị nạn, bởi vì, như ông nói, “chúng ta có một nghĩa vụ đạo đức phải làm mọi thứ có thể để giúp đỡ những con người này.”
Các cơ quan của Liên Hợp Quốc và các tổ chức phi chính phủ đang thúc đẩy việc mở các hành lang nhân đạo. Nhưng ngay cả việc này cũng có những khó khăn. Sự thiếu các cơ sở hạ tầng, sự phân tán dân cư và sự không đáng tin cậy của các bên xung đột là những nguyên nhân chính. Liên quan đến sự không đáng tin cậy của các bên xung đột, Alexandre Giraud của Solidarités International  lưu ý rằng để mở các hành lang nhân đạo, phải ủy quyền cho các nhóm vũ trang, nhưng các biện pháp thực hiện của các nhóm này là cực kỳ bạo lực. Viên chức này, một chuyên gia về các vấn đề châu Phi, cũng cho biết rằng, về phương diện nhân đạo, không có bất cứ cuộc đàm phán nào có thể xảy ra với Boko Haram.
Chứng từ của G. Fominyen, một quan chức của Chương trình Lương thực Thế giới, cũng giúp chúng ta hiểu hơn thảm cảnh của Nam Sudan. Những cư dân của vùng Leer – ông nói – đã phải ăn thực vật thủy sinh khi ẩn náu sáu tháng trời trong các đầm lầy để thoát khỏi cuộc xung đột đang diễn ra.
Carolin Boyd, một viên chức Liên Hợp Quốc tại Sudan, tỏ ra thất vọng: “Từ ba năm nay, sự mất an ninh lương thực đang ngày càng gia tăng. Hàng năm chúng tôi đều nói rằng tình hình là không thể tồi tệ hơn. Tuy nhiên… “. Và, như để đưa ra bằng chứng, ông nói rằng trong vòng hai năm, cơ sở cung cấp thực phẩm mà ông phụ trách đã hai lần bị phá hủy hoàn toàn.
Nhưng các nhà chính trị và các cơ quan báo chí thường lãng quên hoặc làm ngơ các bên của rất nhiều cuộc xung đột trên thế giới. Thậm chí nạn đói, vốn có nguy cơ trở thành một bi kịch, cũng bị lãng quên.
Bruno Scapin
Vũ Hùng chuyển ngữ
Nguồn: Dcct